Năm nhuận có bao nhiêu ngày? cách tính năm nhuận âm lịch đơn giản

Ai trong chúng ta cũng biết thông thường một năm có 365 ngày 6 giờ được tính theo dương lịch và 12 tháng tính theo âm lịch. tuy nhiên không phải bất cứ năm nào cũng có số ngày và tháng giống như thế. Những năm có hơn 365 ngày theo dương lịch và những năm hơn 12 tháng ở lịch âm gọi là năm nhuận. Vậy vì sao có được năm nhuận, năm nhuận có bao nhiêu ngày dựa trên những quy luật nào để xác định và những điều kì thú gì ở các năm nhuận, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vì sao có năm nhuận

Trước hết chúng ta tìm hiểu năm nhuận được tính theo lịch dương. Điều này bắt đầu từ quy luật quay xung quanh mặt trời của trái đất. Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Những năm thông thường lịch dương chỉ lấy 265 ngày, còn thời gian dư ra 6 giờ sẽ được cộng dồn vào năm thứ tư khi vừa đủ 24 giờ, có nghĩa là một ngày. Vậy năm thứ tư sẽ có 366 ngày, đó là năm nhuận.

Trong âm lịch được tính theo vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Chu kỳ quay của mặt trăng hết một vòng trung bình 29,5 ngày. Một năm âm lịch được quy định có 354 ngày, so với dương lịch vẫn ít hơn 11 ngày. Cứ thế, ba năm âm lịch sẽ chậm hơn dương lịch 33 ngày, hơn một tháng. Sự chênh lệch giữa năm âm lịch và dương lịch khá lớn. Vì vậy để giữ đúng quy luật năm theo tuần trăng của người phương Đông và năm theo mặt trời của người phương Tây, người ta quy ước cứ ba năm sẽ có một tháng nhuận âm lịch. Có nghĩa là năm thứ ba âm lịch có 13 tháng. Thời gian dư ra sẽ được cộng dồn vào năm thứ mười chín. Nghĩa là cứ 19 năm lại có thêm một lần cách hai năm âm lịch thêm tháng nhuận.

Cho nên chúng ta thấy cứ ba năm là có một năm 13 tháng. Năm đó gọi là năm nhuận. Trong chu kỳ 19 sẽ có 7 tháng nhuận, 7 tháng ấy rơi vào các năm thứ 3,6,9 (8), 11, 14, 17, 19.

Làm sao để biết năm nhuận, cách tính năm nhuận âm lịch

Cách tính năm nhuận có đôi chút rắc rối nhưng để nhận ra năm nào là năm nhuận không hề khó, chúng ta chỉ cần tuân thủ công thức sau đây sẽ tính được năm nay có phải năm nhuận hay không..

Để tính năm nhuận theo lịch dương, chúng ta lấy năm đó chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì chính là năm nhuận. Ví dụ năm 2016 chia hết cho 4, năm 2016 là năm nhuận. Năm 2021 không phải năm nhuận vì 2021 không chia hết cho 4.

Lưu ý: những năm tròn thế kỷ như 1900, 1800, 2000…thì lấy năm đó chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì là năm nhuận. Cũng có nghĩa là bạn lấy hai số đầu chia cho 4, chia hết là năm nhuận. Ví dụ: năm 2000 chia hết cho 400 vì thế 2000 là năm nhuận hoặc 20 chia hết cho 4. Năm 1900 không chia hết cho 400 (19 không chia hết cho 4) vì thế 1900 không phải là năm nhuận.

Một điều nữa là năm nhuận dương lịch tháng Hai sẽ có 29 ngày thay vì 28 ngày như mọi năm.

Cách tính năm nhuận trong âm lịch khá đơn giản. Như đã trình bày ở trên, chu kỳ 19 năm lịch âm sẽ có thừa 7 tháng so với lịch dương. Vì thế để tính năm này có phải là năm nhuận âm lịch hay không ta lấy năm chia cho 19. Kết quả thu được có số dư: 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm có tháng nhuận.

Ví dụ: năm 2020 là năm nhuận vì 2020 chia cho 19 dư 6

Năm 2017 là năm nhuận vì 2017 chia 19 dư 3.

Năm 1997 không phải năm nhuận vì 1997 chia 19 dư 2.

Tháng nhuận có ảnh hưởng đến sinh hoạt, văn hóa của người Việt?

Việc thêm một tháng nữa trong chu kì 3 năm không còn xa lạ với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Nhìn chung 13 tháng trong năm không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người Việt bởi vì ngày tháng được sử dụng thống nhất trên các văn bản, giấy tờ, học tập…được tính theo dương lịch. Ngày âm lịch chỉ xuất hiện trong cách tính con nước gắn liền với việc lên xuống của thủy triều, trong một số lễ hội dân gian, văn hóa dân tộc và trong tử vi phương Đông.

Nếu năm nào đấy lặp lại một tháng có nghĩa là bạn sẽ phải chờ đợi ngày Tết đến muộn hơn một tháng. Có rất nhiều người thắc mắc nếu ngày sinh nhật hoặc ngày giỗ rơi vào tháng nhuận năm ấy thì sẽ tổ chức vào tháng đầu tiên hay tháng thứ hai. Ví dụ năm 2020 có hai tháng Tư, vậy sẽ làm giỗ cho ông bà vào tháng Tư nào? Các nhà làm lịch thêm vào tháng nhuận là để hài hòa giữa năm dương lịch và năm âm lịch không để âm lịch chậm hơn dương lịch quá nhiều, vì thế tháng thứ hai chỉ là tháng thêm vào. Nghĩa là tháng Tư sau năm 2020 chỉ là tháng thêm vào không được tính chính thức. Ngày giỗ chạp vẫn nên lấy tháng đầu tiên để tổ chức.