Tất cả mọi sự vận hành của con người, sinh vật trên trái đất đều không nằm ngoài quy luật thời gian. Vì thế mỗi chúng ta đều có ý niệm về thời gian và biết chính xác những khái niệm thời gian. Ngay từ ngày đầu đi học, học sinh đã được học các khái niệm này và những phép tính hoán đổi thời gian theo năm, tháng, ngày, tuần, quý, phút, giờ, giây.
Một năm có bao nhiêu tháng, ngày?
Chúng ta thường nghe đến thời gian năm trong tất cả các lĩnh vực và đời sống hằng ngày. Cách tính năm không thống nhất ở nhiều loại lịch khác nhau. Có thể kể đến cách tính năm của những loại lịch phổ biến hiện nay trên thế giới.
Lịch Dương Gregory. Đây là Dương lịch được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và trở thành cách tính lịch năm thống nhất trên nhiều phương diện khoa học, hành chính, công vụ ở nước ta. Dựa trên vòng quay của trái đất quanh mặt trời mà lịch Dương chia một năm thành 365 ngày. Kỳ thực khi trái đất quay quanh mặt trời một vòng mất 365 ngày 6 giờ nên số giờ dư ra sẽ được dồn vào năm thứ tư. Vậy năm tứ tư sẽ là năm dương lịch nhuận có 366 ngày. Để biết được năm nào có 366 ngày chúng ta chỉ cần lấy số năm đó chia cho 4, nếu là những năm tròn thế kỷ thì lấy hai số đầu chia 4. Kết quả chia hết là năm nhuận có 366 ngày, còn lại chia không hết là năm có 365 ngày.
Theo Âm lịch. Cách tính này dựa trên quy luật mặt trăng quay xung quanh trái đất. hết một tuần trăng theo chu kì trăng tròn trăng khuyết là một tháng. Mười hai tháng như thế Âm lịch tính là một năm. Nói như vậy chúng ta thấy một năm của lịch Âm ngắn hơn một năm của lịch Dương 11 ngày. Lịch Âm chỉ có 354 ngày.
Một sô quốc gia kết hợp giữa cách tính năm theo Dương lịch và Âm lịch. sự kết hợp này tạo ra loại lịch Âm Dương. Cách tính năm theo Âm Dương lịch vừa trên chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất, vị trí của nó so với trái đất và sự thay đổi của các mùa trong năm theo vị trí trái đất so với mặt trời. Những nước kết hợp Âm Dương lịch sẽ có thêm khái niệm năm Âm lịch nhuận. Nghĩa là ba năm sẽ có một năm 13 tháng âm lịch. Vậy năm Âm Dương lịch có số ngày từ 353 – 355 ngày trên năm hoặc năm nhuận là 183 đến 385 ngày trong năm.
Nói tóm lại, một năm Dương lịch có 12 tháng và 365 ngày, 366 ngày trong năm nhuận
Với lịch Âm thì một năm thường có 12 tháng trung bình 354 ngày, năm nhuận có 13 tháng với 385 ngày.
Một năm có bao nhiêu quý?
Trước hết chúng ta nên hiểu quý là danh từ chỉ khoảng thời gian xác định trong một năm tương đường 3 tháng. Vậy một năm có 12 tháng nghĩa là có 4 quý. Cách tính quý như sau:
- Quý I: tương ứng với ba tháng đầu của năm từ tháng một đến hết tháng ba.
- Quý II: tương ứng với ba tháng tiếp theo từ tháng tư đến hết tháng sáu.
- Quý III: tương ứng với ba tháng tiếp theo từ đầu tháng bảy đến hết tháng chín
- Quý IV: tương ứng với ba tháng cuối của năm từ đầu tháng mười đến hết tháng mười hai.
Hiện nay, ở một số doanh nghiệp, cơ quan người ta dùng cách tính quý để xét thi đua hoặc phân chia công việc trong năm cho nhân viên. Hết một quý sẽ tổ chức tổng kết, khen thưởng, xét thi đua…Ngoài ra theo âm lịch, một năm có tứ quý có nghĩa là bốn mùa. Quý một tương ứng mùa xuân, quý hai là mùa hạ, quý ba mùa thu và quý bốn là mùa đông.
Một năm có bao nhiêu giờ, phút, giây?
Khác với cách tính năm và tháng theo nhiều loại lịch, cách tính giớ, phút, giây được thống nhất trên toàn thế giới. Theo đơn vị đo lường quốc tế. cách tính giờ, phút, giây trong năm như sau:
- 1 giờ có 60 phút
- 1 phút có 60 giây
- 1 ngày có 24 giờ
Như vậy, để tính một năm có bao nhiêu giờ, phút, giây ta chỉ cần dùng phép tính nhân. Với năm Dương lịch thông thường có 365 ngày thì
- 365 ngày x 24 giờ = 8760 giờ = 525600 phút = 31536000 giây.
Năm Dương lịch nhuận với 366 ngày
- 366 ngày x 24 giờ = 8784 giờ = 527040 phút = 31622400 giây.
Số ngày trong các tháng Dương lịch
Với lịch Dương, một năm có 12 tháng, số ngày trong các tháng dao động từ ít nhất là 28 ngày và nhiều nhất là 31 ngày, cụ thể như sau:
- Các tháng 1, 3,5,7,8,10,12 có 31 ngày.
- Các tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày
- Riêng tháng 2 có 28 ngày với năm thường và 29 ngày với năm nhuận.